Theo BBC, Oleksandr - chỉ huy nhóm Peaky Blinders (Bóng ma nước Anh) cho biết, tên gọi của nhóm được đặt theo một bộ phim truyền hình đình đám. Khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, các thành viên của đội ban đầu chỉ mặc đồ dân sự, cầm súng ngắn để bảo vệ các đường phố như một cảnh trong bộ phim ăn khách. Tuy nhiên, giờ họ đã không còn là một nhóm tình nguyện viên trang bị nghèo nàn mà trở thành đội quân Peaky Blinders công nghệ cao, sử dụng máy bay không người lái (UAV) nhỏ được sản xuất hàng loạt, giá rẻ để bảo vệ đất nước. Khẩu hiệu của nhóm là "Tìm và Diệt".
Viên chỉ huy này cho biết, kể từ khi xung đột bùng phát, đội quân Peaky Blinders đã tiêu diệt hoặc làm bị thương 100 lính Nga. Nhóm này hoạt động như một lực lượng không quân nhỏ với hàng chục UAV và một kho bom dùng để phá hủy xe tăng và nhắm vào các nhóm bộ binh hoặc binh sĩ Nga riêng lẻ.
Nhóm Peaky Blinders thả bom hoặc dùng UAV Góc nhìn thứ nhất để lao thẳng vào mục tiêu. Vào ngày phóng viên BBC tới gặp gỡ, đội quân này đang tìm kiếm mục tiêu mới.
BBC cho hay, đội Peaky Blinders đã đạt được một số thành công, bằng chứng là binh sĩ Nga phải ẩn nấp. Ngoài việc tiêu diệt quân địch, đội quân này còn dùng các UAV cỡ lớn để lấy vũ khí của những binh sĩ họ đã tiêu diệt. Họ gắn một chiếc móc lớn vào UAV và lấy các khẩu súng nằm bên cạnh thi thể của binh sĩ đã bị tiêu diệt.
Anton, anh trai của Oleksandr đồng thời là một thành viên của đội thừa nhận: "Chúng tôi có thể ngăn chặn quân Nga bằng UAV và làm tổn thương họ nhưng không đủ để giành chiến thắng". Người đàn ông này cho biết, chỉ các loạt vũ khí tầm xa nhắm vào lược lượng Nga ở bên kia biên giới mới có thể ngăn chặn được các cuộc tấn công.
Lực lượng Nga hiện đã tìm ra cách gây nhiễu tín hiệu của đội quân trên bằng các thiết bị điện tử. Trong một ngày, đội Peaky Blinder đã mất 4-5 chiếc UAV do tín hiệu bị chặn trước khi máy bay lao vào mục tiêu.
Bất chấp những thất bại, Oleksandr nói rằng cuộc tấn công ở Kharkiv đã mang đến cho những người lính mệt mỏi của ông một luồng gió thứ hai. Trước đây, họ sợ thế giới mất dần sự quan tâm đối với tình hình ở Ukraine. Cuộc tấn công mới của Nga vào Kharkiv đã nêu bật những thiếu sót trong sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Kiev và những căng thẳng mà lực lượng vũ trang Ukraine đang phải đối mặt (gồm dàn trải quân, bị áp đảo về lực lượng). Một quan chức Ukraine cấp cao cho biết, gói viện trợ mới nhất mà Mỹ dành cho Ukraine có lẽ chỉ đủ cho các chiến dịch phòng thủ tới cuối năm nay.
“Khi bạn ở nhà một mình, việc không biểu cảm trên khuôn mặt là điều bình thường. Và cứ như vậy, việc không cử động các bộ phận trên khuôn mặt sẽ trở thành thói quan. Tôi nghĩ đã có rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Tham gia các lớp học bạn sẽ gặp nhiều người hơn, bạn sẽ có nhiều cơ hội giao lưu hơn, vì vậy cuộc sống của bạn sẽ nhiều màu sắc và bạn sẽ hạnh phúc hơn. Một khuôn mặt tươi cười đồng nghĩa với hạnh phúc, đó là khái niệm”, cô Keiko Kawano nói, theo Reuters.
Cô Kawano cũng cho biết những người trẻ tuổi có thể đã quen với cuộc sống đeo khẩu trang bởi nữ giới có thể thấy dễ dàng hơn khi ra ngoài mà không trang điểm và nam giới có thể che giấu việc chưa cạo râu.
Sinh viên Himawari Yoshida (20 tuổi) đang tham gia lớp học nhằm chuẩn bị hành trang bước vào thị trường việc làm, cho biết bản thân cần phải trau dồi nụ cười: “Em đã không sử dụng cơ mặt nhiều trong thời kỳ Covid-19, vì vậy, tham gia lớp học là một bài tập thể dục tốt".
Công ty cô Kawano làm việc, Egaoiku, có nghĩa là "giáo dục nụ cười", cung cấp các khóa học trực tuyến và trực tiếp về cách thể hiện nụ cười hoàn hảo. Khách hàng thường là sinh viên, nhân viên các công ty tư nhân và chính quyền địa phương. Kể từ khi chính phủ Nhật Bản hạ cấp mức độ nguy hiểm của Covid-19 xuống ngang mức cúm mùa, lượng học viên đăng ký khóa học đã tăng vọt. Hiện công ty có khoảng 3.000 khách hàng trên khắp Tokyo và một lớp học 1 kèm 1 trong vòng một giờ có giá 11.000 yen (1,9 triệu VNĐ).
Phương pháp "Kỹ thuật cười theo phong cách Hollywood" được công ty Egaoiku đăng ký bản quyền bao gồm: nụ cười "mắt trăng lưỡi liềm", nụ cười "má lúm" và nụ cười hoàn hảo - định hình khuôn miệng để lộ ra đúng 8 chiếc răng. Các sinh viên tham gia lớp học có thể đánh giá nụ cười trên thang điểm 100 thông qua một phần mềm nhận diện khuôn mặt đặc biệt.
Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ khuyến nghị đeo khẩu trang vào tháng 3/2023, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục đeo. Một nghiên cứu ý kiến của Đài truyền hình NHK vào tháng 5 cho thấy 55% người Nhật nói rằng họ vẫn đeo khẩu trang thường xuyên giống 2 tháng trước đó và chỉ 8% cho biết họ đã ngừng đeo khẩu trang.
Đeo khẩu trang là điều bình thường ở Nhật Bản ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Mọi người đeo khẩu trang vào mùa dị ứng và sinh viên thường đeo khi làm bài kiểm tra ở trường. Việc đeo khẩu trang suốt gần 3 năm Covid-19 đã ảnh hưởng đến khả năng mỉm cười ở nơi công cộng.
Trong văn hóa Nhật Bản, mỉm cười và giao tiếp phi ngôn ngữ qua diễn tả khuôn mặt rất quan trọng. Mỉm cười được coi là một phần của sự lễ phép và tạo cảm giác thoải mái trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, khi người dân phải che mặt để tuân thủ các quy định hạn chế, như đeo khẩu trang, việc mỉm cười trở nên khó khăn.
Điều này có thể tạo ra một cảm giác xa lạ và khó khăn trong giao tiếp vì không thể nhìn thấy biểu cảm khuôn mặt của nhau. Những nét mặt vui vẻ hay sự đồng tình thông qua mỉm cười trở nên không rõ ràng. Điều này có thể tạo ra một môi trường giao tiếp mất tính gần gũi và khó khăn trong việc truyền đạt cảm xúc.
Tử Huy